Header Ads

ads header

Bài thuốc từ Củ Sâm Cau đỏ

Tác dụng của củ sâm cau đỏ

Củ Sâm cau đỏ là thần dược cho phái mạnh

Bài thuốc từ Củ Sâm cau đỏ

Tìm hiểu về dược tính của Sâm cau đỏ

Sâm cau có tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt...
Tên gọi Sâm cau còn là ngải cau, tiên mao, tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Tỏi voi lùn.
Cây Sâm cau mọc trên các đồi cỏ ven rừng núi của nhiều tỉnh ở miền Bắc Việt Nam
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ, có tên dược liệu là tiên mao (Rhizoma Curculiginis). Thu hái quanh năm, đào lấy củ về, loại bỏ những rễ con, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo để khử độc rồi dùng làm thuốc

Y học ghi nhận sâm cau có tác dụng chống oxy hóa, làm nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng của tuyến sinh dục nam, tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể, bổ trợ hoạt động của tim, làm giãn mạch vành, giúp bảo vệ gan, giúp kháng viêm, giúp chống huyết khối.

Trong Đông y Thường dùng chữa cho nam giới thận dương hư suy, số lượng tinh ít, liệt dương, khí lực giảm, tay chân yếu mỏi, bệnh suyễn, viêm gan vàng da. Với phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục, loãng xương sau mãn kinh. Với người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, phong thấp, viêm khớp mãn tính, suy nhược thần kinh.

Dùng dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu để uống, ngày dùng 6 - 12g,

Bài thuốc từ dùng sâm cau


  • Chữa hen, tiêu chảy: rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng: Dùng 12 g, nấu với 300ml nước, sắc còn 80ml, uống trước bửa ăn, 1 lần / ngày.


  • Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân: rễ sâm cau, hà thủ ô đỏ, hy thiêm thảo (cỏ đĩ), mỗi thứ 20g, xắt mỏng ngâm với 1lit rượu trắng, trong 7 - 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt). Ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml, trước bữa ăn.
  • Chữa liệt dương do rối loạn: sâm cau 20g, sâm bố chính, trâu cổ (sung thằn lằn), câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích thiên, mỗi thứ đều 12g; nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g: Tất cả xắt lát mỏng, nhỏ, phơi hoặc sấy khô, nấu với 800ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Hoặc dùng: sâm cau 20g, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục (óc chó), thục địa, mỗi vị 16g, tiểu hồi hương 4g. Nấu với 800ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Các món ăn - bài thuốc có dùng sâm cau


Thịt gà nấu sâm cau: bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương
Nguyên liệu: thịt gà 300g, sâm cau 16g, dâm dương hoắc 15g. Gia vị các loại.
Cách làm: thịt gà cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.

Rượu sâm cau đỏ:
Nguyên liệu: Sâm cau đỏ xắt lát mỏng 1kg, rượu trắng 2.5lit. Rượu ngâm ngoài 30 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1 - 2 lần) là được.
Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 20ml.

No comments